Phân biệt bình chữa cháy dạng bột, khí, bọt
Bình chữa cháy là phương tiện chữa cháy cần thiết tại các gia đình, nhà kho, văn phòng, trường học… Nhưng không phải ai cũng biết phân biệt và sử dụng đúng cách bình chữa cháy dạng khí, dạng bột và dạng bọt.
Bình chữa cháy dạng bột
Đây là loại bình có chứa chất chữa cháy bên trong là dạng bột khô được nén ở áp suất cao. Bột khô có tác dụng cách ly chất cháy với oxy trong không khí, kìm hãm phản ứng cháy.
Người dùng có thể phân biệt bình chữa cháy dạng bột với các bình khác thông qua vẻ bề ngoài, cấu tạo bằng thép không nghỉ và có gắn cụm van, đồng hồ đo áp lực, cò bóp, cùng hệ thống dây phun.
Bình dạng bột được ứng dụng chữa cháy trong các đám cháy kim loại, chất rắn, lỏng, khí, hoặc chữa cháy điện hạ thế (dưới 1.000 V).
Căn cứ vào đặc tính dập tắt đám cháy, bình chữa cháy dạng bột được phân thành các loại:
– Bình chữa chat chất rắn (A)
– Bình chữa cháy chất lỏng (B)
– Bình chữa cháy chất khí (C)
– Bình chữa cháy điện (E)
Bình dạng khí
Đây là phương tiện chữa cháy có chứa chất chữa cháy bên trong dạng khí được nén ở áp suất cao, sử dụng trong các đám cháy có thiết bị điện tử hoặc cháy do xuất phát từ sự cố điện. Bình chữa cháy dạng khí có cấu tạo vỏ bình màu đỏ bằng thép không gỉ, chốt an toàn, van xả và dây loa phun.
Do chênh lệch áp suất, khí nén trong bình khi phun ra sẽ chuyển thành dạng khí ở nhiệt độ lạnh âm 79 độ C, từ đó dập tắt đám cháy. Nhưng khi sử dụng, người dùng cũng cần chú ý tuân thủ hướng dẫn (cầm vào có bóp, tuyệt đối không cầm trực tiếp phần đầu vòi hay bình) để tránh bỏng lạnh.
Dựa theo chất khí chứa trong bình, bình dạng khí được phân thành các loại:
– Bình chữa cháy khí FM200
– Bình khí Aerosol
– Bình chữa cháy khí MT
Bình dạng bọt
Loại bình này có chứa lượng lớn mảng bọt foam (tỷ trọng dung dịch nhỏ hơn xăng, dầu và nước) có khả năng ngăn chặn sự tiếp xúc của lửa với oxy, từ đó khiến quá trình đốt cháy bị gián đoạn và dần dập tắt. Bình dạng bọt foam có cấu tạo thân bình bằng thép chị áo lực cao, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun, cò bóp.
Bình dạng bọt foam chuyên dùng để dập các đám cháy có liên quan đến chất rắn dễ cháy như gỗ, dệt may, giấy hay các đám cháy liên quan đến điện (tùy loại bình). Không sử dụng bình này cho các đám cháy liên quan đến dầu mỡ, cháy nhà bếp hoặc các đám cháy khí metan, butan…
Hiện, ở Việt Nam, bình chứa cháy dạng bọt thường lưu trữ bên trong các loại bọt cơ bản:
– Bình bọt foam AFFF: Tạo thành một màn sương phủ lên bề mặt phẳng khi chữa cháy
– Bình bọt foam ARC: Tạo thành một màng nhầy trên bề mặt khi chữa cháy.
Nhìn chung, mỗi loại bình đều có những công dụng và cách sử dụng riêng, phù hợp theo nhu cầu sử dụng của từng đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh việc trang bị thiết bị chữa cháy, chủ đầu tư cần quan tâm nhiều hơn đến các thiết bị báo cháy – thiết bị giúp cảnh báo cháy sớm để kịp thời phát hiện, dập tắt đám cháy từ khi chưa bùng phát lớn hay nhanh chóng sơ tán, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Một hệ thống báo cháy tự động thường bao gồm các thiết bị đầu vào (cảm biến khói, cảm biến nhiệt…), tủ trung tâm báo cháy và các thiết bị đầu ra (còi, đèn chớp cảnh báo). Người dùng có thể chủ động mua và lắp đặt thiết bị báo cháy uy tín, được phân phối chính hãng ở Việt Nam Honeywell – thương hiệu hàng đầu nước Mỹ.
Huviron Việt Nam là đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống báo cháy tự động uy tín và phân phối chính hãng thiết bị báo cháy Morley – Honeywell, thiết bị báo cháy System Sensor – Honeywell…